Món ăn truyền thống – Tự hòa văn hóa ẩm thực Việt Nam

Date:

Trải dài trên mảnh đất hình chữ S với hơn 63 tỉnh thành lớn nhỏ và 54 dân tộc cùng sinh sống, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đa dân tộc với nền giao thoa ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú. Trải qua sự thay đổi và phát triển của thời đại, món ăn truyền thống Việt Nam không những không mất đi dư vị tinh tuý lưu truyền qua nhiều thế hệ, mà còn được “ưu ái” góp mặt trong rất nhiều bảng xếp hạng quốc tế. Cùng ANYNOTE điểm qua những món ăn đậm đà hương – sắc – vị  này nhé!

Món ăn truyền thống Việt Nam

1. Món ăn truyền thống kinh điển – Phở

Đứng đầu danh sách này không thể không nhắc đến Phở. Một món ăn truyền thống cực kỳ nổi tiếng trên toàn thế giới. Khởi điểm từ thời Đông Dương khoảng đầu thế kỷ 20, Hà Nội và Nam Định đặt nền móng đầu tiên cho món phở nổi danh tứ phía. 

Sở dĩ nó trở thành “quốc hồn quốc túy” của nền ẩm thực dân tộc ta vì sự kết hợp hài hoà giữa:

  •  Sợi phở được làm từ gạo trắng thơm ngọt, bản dẹp và có độ dài nhất định 
  • Nước dùng được chế biến tinh tế, tỉ mỉ qua rất nhiều giai đoạn và được nêm nếm những loại gia vị đặc trưng ẩm thực Á Đông.
Phở

Đặc biệt tùy từng vùng miền mà phở được gia giảm gia vị phù hợp và kết hợp với những món ăn kèm đa dạng như gà, bò,… tạo nên sự đa dạng của món ăn truyền thống đặc trưng này. 

Phở đã trở thành một phần thiết yếu trong tinh hoa ẩm thực Việt mà không một món ăn nào khác có thể thay thế được. 

2. Món ăn truyền thống nổi tiếng – Bún

Một đối thủ không ngừng cạnh tranh trên từng đường đua ẩm thực với phở không thể thiếu đó chính là bún. Món ăn truyền thống đa dạng vùng miền, sự tổng hòa của sợi bún được làm từ gạo tạo thành nhiều hình dạng chuyên biệt phục vụ cho từng món ăn khác nhau như: 

  • Bún bò Huế: một món ăn đặc trưng mỗi khi nhắc đến cố đô Huế, sợi bún có phần to, tròn, dài hơn kết hợp cùng nước dùng ngọt, thanh, đậm hơi thở cổ kính.  
Bún bò Huế
  • Bún chả Hà Nội: món ăn truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, là sự kết hợp giữa sợi bún thanh, mảnh cùng nước mắm chua ngọt điển hình, kết hợp chả nướng than hồng. 
Bún chả Hà Nội
  • Bún cá: một món ăn truyền thống độc đáo này thường đi kèm với trứng cá cùng các loại rau tạo nên độ mặn, ngọt, dịu nhất định. 
Bún cá
  • Bún quậy: một đặc sản nhất định phải thử trong “làng ẩm thực Việt”, được làm theo phong cách rất “quậy” được hòa quyện giữa những hương vị biển cả như tôm, mực, chả cá…
Bún quậy
  • Bún thang: món ăn truyền thống đa số chỉ xuất hiện vào dịp Tết hoặc dịp đặc biệt ở thủ đô Hà Nội, bởi sự công phu và tỉ mỉ để tạo nên một món ăn phức tạp cần nhiều nguyên liệu hỗ trợ.
Bún thang

Món bún xuất hiện bắt nguồn từ sự ảnh hưởng các món nước châu Á khác như mì Nhật Bản hay hủ tiếu Trung Quốc, tuy nhiên nó nhanh chóng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi, dễ ăn, dễ kết hợp tạo nên những hương vị hoàn toàn khác biệt.

3. Món ăn truyền thống độc đáo – Bánh mì

Không giống như những món ăn truyền thống khác có sự kết hợp của nước dùng chuyên dụng, đây là một món ăn truyền thống nhưng được lòng rất nhiều người dân Việt Nam, có thể xem như một món ăn “nhanh” nhưng không làm mất đi sự cân đối bên trong – Bánh mì. 

Bánh mì

Người Việt Nam đã biến tấu bánh mì theo những cách rất riêng, không chỉ có thể làm nhân ngọt, nó còn có thể “cân” gọn cả nhân mặn làm phong phú thêm sự lựa chọn. Rất nhanh chóng nó đã trở thành món ăn truyền thống phù hợp với mọi lứa tuổi hay mọi tầng lớp xã hội.

4. Món ăn truyền thống thú vị – Bánh căn, bánh xèo, bánh khoái

Nếu đã nói đến những loại bánh, thì sau đây sẽ là những món bánh cực kỳ thú vị, trở thành nét đặc trưng mỗi khi nhắc đến thành phố nào đó. Những món ăn truyền thống tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại đem đến hương vị gợi nhắc một vùng đất xinh đẹp với những cảm xúc lưu luyến:

  • Bánh căn: món ăn dân dã làm say lòng biết bao con dân vùng đất Nam Trung Bộ cùng những khách du lịch lần đầu trải nghiệm. 
Bánh căn
  • Bánh xèo: một món ăn truyền thống biến hoá linh hoạt, có đôi khi vừa mỏng vừa giòn, hoặc mềm mịn với màu vàng óng rực rỡ cùng lớp nhân dày và nước chấm chua ngọt cay vừa vặn. 

  • Bánh khoái Huế: một món ăn truyền thống, một bữa tiệc sắc màu đến từ các nguyên liệu cốt lõi, kết hợp cùng nước chấm tương đậu nành không thể tuyệt vời hơn. 
Bánh khoái Huế

5. Món ăn truyền thống đặc sắc – Cơm tấm

 Không thể bỏ qua lối sống phong phú cùng văn hoá ẩm thực đặc sắc đến từ miền Nam đất nước – Cơm tấm. Dường như đã trở thành một biểu tượng đặc trưng, món ăn truyền thống hiện diện để tôn lên sức sáng tạo không ngừng nghỉ của con dân Việt Nam khi tự biến mình thành một bữa tiệc mỹ vị chỉ gói gọn trong một chiếc dĩa tròn chỉ với cơm dẻo, sườn nướng, chả, trứng cùng một món ăn kèm đơn giản. 

Cơm tấm

6. Món ăn truyền thống mùa Tết – Canh miến măng

Ở những ngày cuối của năm cũ, chuẩn bị cho một năm mới đến, chúng ta sẽ bắt đầu bằng một món ăn truyền thống quen thuộc, nhưng chưa bao giờ là cũ kỹ. Một bát canh miến măng mang hương vị tình thân, khơi gợi cảm xúc, tượng trưng cho một năm thịnh vượng sắp xảy đến, báo hiệu thời khắc đoàn viên. Măng thanh mát, nước dùng ngon ngọt, miến dai béo ngậy, tạo nên món ăn truyền thống đơn giản mà tinh tế. 

Canh miến măng

7. Món ăn truyền thống xứ Nghệ – Súp lươn

Có dịp dừng chân ghé lại nơi quê Bác, đừng ngần ngại thử ngay một món ăn truyền thống súp lươn với một loại nguyên liệu phụ trợ đặc biệt chỉ có tại xứ Nghệ mộc mạc – hành tăm. Khi món súp được ninh từ rất nhiều loại xương lươn, gà, cá ngon ngọt đi kèm với bánh mướt không nhân mỏng mịn, tạo cảm giác thơm, ngậy, béo và ngọt của miền núi rừng xa xôi. 

Súp lươn

8. Món ăn truyền thống tinh tế – Gỏi cuốn

Dành cho những ai không biết, gỏi cuốn từng được đề cập trong sử sách khi là một món ăn truyền thống của dịp Tết Hàn Thực. Họ tặng nhau món ăn trân quý này như một lời bày tỏ tình cảm chân thành cùng sự trân quý dành cho đối phương. 

Lớp nhân dày với lớp “áo” rau xanh mướt, cùng những nguyên liệu được chế biến cẩn thận, bao bọc tròn trịa bởi lớp vỏ mỏng, trắng tinh khôi nhưng dẻo dai. Thể hiện sự tinh tế trong cách tạo dựng một món ăn truyền thống mang đậm hơi thở Việt Nam. 

Gỏi cuốn

9. Món ăn truyền thống tinh lược – Cao lầu

Được CNN công nhận là một trong 40 món ăn ngon nhất của nền ẩm thực Việt, tuy nhiên có một sự thật thú vị là món Cao lầu này chưa được lịch sử chứng minh rõ ràng, có người nói nó bắt nguồn từ người Tàu, nhưng người Tàu lại phủ nhận điều đó. 

Một món ăn đặc sản mang hương vị độc đáo, với thành phần bì rán giòn tan, sợi mì làm từ bột gạo ngâm trong nước tro lấy từ Cù Lao Chàm, nước xay gạo từ giếng Bá Lễ của người Chăm. Những công đoạn chuẩn bị công phu tạo nên sự hấp dẫn đối với món ăn truyền thống này, nhưng cảm nhận sau khi nếm thử lại được tinh tế, giản lược trong hai chữ: tuyệt vời. 

Cao lầu Hội An

Mỗi món ăn truyền thống, mỗi một cảm xúc bùng nổ vị giác, hoàn toàn khác biệt, mười phân vẹn mười. Có lẽ không ai có thể chấm được món ăn nào đặc biệt xuất sắc hơn món ăn nào. Chỉ có thể nói rằng, tất cả những món ăn truyền thống, vẫn luôn được gìn giữ và phát huy, làm phong phú thêm tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Bạn đã thử hết chưa? 

Share post:

Subscribe

spot_img

Popular

More like this
Related

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Hot Trend Tại Đà Lạt

1. Đà Lạt - Thành Phố Ngàn Hoa: Đà Lạt,...

Du Lịch Sài Gòn: Hành Trình Khám Phá Sôi Động Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

1. Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh: Sài...