Áo bà ba – trang phục được công nhận là di sản văn hóa Việt Nam

Date:

Chiếc áo Bà Ba là chiếc áo gắn liền với sông nước, núi non phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Mặc dù không phải là quốc phục tuy nhiên áo bà ba lại mang đậm nét đẹp thôn quê, dân dã, giản dị của những người con Việt Nam. Cùng AnyNote tìm hiểu lịch sử và chi tiết về chiếc áo bà ba nhé.

Áo bà ba hay còn được gọi với một tên gọi khác là Áo cánh. Với vẻ ngoài giản dị, đơn sơ, cùng chất liệu vải mát mẻ, có phần hơi thô ráp đã tôn lên vẻ đẹp chân chất của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong số các trang phục phổ biến nhất của người dân miền Nam Việt Nam vào những năm của thập niên 70. 

Áo bà ba
Áo cánh

1. Giới thiệu sơ lược 

Chiếc áo này đã trải qua rất nhiều năm và được biến tấu với vô số kiểu dáng khác nhau để cho hợp với thời đại, chiếc áo này cũng đã được cách điệu nhiều hơn để đem đi thi trong các cuộc thi sắc đẹp trong nước nhà và cả đường đua quốc tế. Tuy nhiên, trong suốt các năm qua, dù cho có biến tấu đến như thế nào, thì nó vẫn toát lên được nét đẹp giản dị và chất phát của nông dân Việt Nam. 

2. Lịch sử về chiếc áo cánh

Tuy mang đậm nét chân chất của nông dân Việt Nam, nhưng chiếc áo này là áo được du nhập từ nước ngoài vào Miền Tây Nam Bộ. Theo như tìm hiểu, chúng ta đã đặt ra hai giả thuyết về sự ra đời của áo bà ba tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 như sau:

  • Giả thuyết đầu tiên chính là do chúng ta du nhập và cách điệu từ áo của người dân đến từ đảo Penang. Do hoạt động kinh tế và sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, miền gần nhau, nên ông Trương Vĩnh Ký – một nhà thơ, nhà văn, nhà ngôn ngữ và giáo dục học tiêu biểu của Việt nam, đã cách tân lại chiếc áo của người Penang để phù hợp với vóc dáng cũng như sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt nam hơn. 
  • Giả thuyết thứ hai mà chúng ta đưa ra đó là dựa vào cuốn “Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam” do nhà văn Sơn Nam biên soạn. Cụm từ “Áo bà ba” được xuất phát từ “Bà – Ba”, Bà Ba là tên gọi của chúng ta dành cho những người Hoa lai Malaysia sinh sống tại Singapore và Malaysia. Vì thích chất liệu vải màu đen và nâu của người “Bà – Ba” thoáng mát nên người dân chúng ta đã đặt tên chiếc áo may bằng loại vải này là “áo bà ba”. 

Tuy nhiên, hai giả thuyết trên đều có thể kết luận lại một điều rằng áo được người dân nước ta du nhập, cách tân vào những năm cuối thế kỷ 1, về sau vào thập niên 70 mới bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Thêm vào đó, chiếc áo này không phải là sản phẩm hoàn toàn do người dân Việt Nam tạo nên, mà do các hoạt động giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội chiếc áo này mới được ra đời từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

3. Đặc điểm của chiếc áo cánh

Qua từng thời kỳ, từng mùa thời trang, áo cánh đều sẽ có những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Tuy vậy, chiếc áo này vẫn luôn giữ được vẻ đẹp trong sáng của người phụ nữ nói riêng và sự chất phát, thật thà của người dân Nam Bộ nói chung vì chiếc áo ấy sở hữu các đặc điểm chung không thể nào phai nhòa theo tháng năm. 

Áo bà ba
Áo đã được cách tân

Ví như cổ áo, đây là một loại áo không có cổ, không máy phần cổ vì để cho người dân thoải mái, dễ hoạt động, không có gì vướng ngay cổ, phần may ở cổ cũng đồng nhất với thân áo, không quá rộng cũng không quá hẹp, vừa đủ để tôn lên dáng cổ mảnh khảnh của người phụ nữ.  Ví như phần tà xẻ ở 2 bên luôn luôn giữ mãi với thời gian, phần xẻ tà ở hai bên làm tôn lên vóc dáng của người phụ nữ, đồng thời tạo cảm giác lả lướt và nhẹ nhàng.

Một chiếc áo cũng phải có điểm nhấn dù chiếc áo này được ra đời với mục đích phục vụ việc làm nông, vì vậy hàng cúc áo chính là điểm đặc biệt điểm xuyết thêm vẻ đẹp cho chiếc áo bà ba. Qua từng thời kỳ thì cúc áo đề sẽ khác nhau, lúc trước thì đa số sử dụng nút cài truyền thống, có thể thêm màu sắc khác nhau để trung hòa vẻ đẹp của chiếc áo, ngày nay thì có thêm nhiều loại cúc khác nhau để tạo điểm khác biệt cho áo. 

4. Cách may áo cánh qua từng thời kỳ 

Giống như tất cả mọi thứ đều phải thay đổi với thời gian, thời đại cho phù hợp hơn. Áo bà ba cũng vậy, qua từng giai đoạn, chiếc áo này sẽ biến đổi muôn vàn màu sắc khác nhau. Như nguyên liệu được dùng để nhuộm vải, từ những chiếc lá khô, thân cây màu nâu sau đó đắp bùn lên để giữ màu lâu trôi hơn, đến các màu nhuộm hóa học có rất nhiều màu sắc như hiện nay. 

Bắt đầu khi chiếc áo này du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, khi ấy áo được làm từ chất liệu như là vải sơn đầm, vải ú, vải chéo go được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Bắt đầu từ thế kỷ 20, phụ nữ Nam Bộ thường hay mặc áo bà ba bên ngoài, bên trong là một chiếc áo sam dùng để lót. Còn đàn ông thì mặc một chiếc áo lá bên trong để lót, tuy nhiên đến khoảng năm 1950, áo sam và áo lá đã không còn thông dụng. 

Áo bà ba
Áo sam kết hợp cùng áo cánh 

Đến hiện nay, qua bao sự cách tân, biến đổi, chiếc áo ấy đã trở thành một trang phục mang màu sắc dân tộc tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ miền lúa nước. Chiếc áo đã được may thêm nhấn eo và ngực, không cồn rộng thùng thình như xưa, để phần nào tôn lên dáng vẻ thon thả của người con gái Việt Nam. 

5. Áo bà ba – di sản văn hóa Việt Nam

Chúng ta thường thấy sự kết hợp giữa áo bà ba và nón lá, hoặc áo bà ba và khăn rằn. Áo và nón lá mang đậm nét nông thôn, giản dị, đây là trang phục thường thấy người dân Nam Bộ vào những năm của thập niên 70. Còn áo và khăn rằn quấn đầu của người phụ nữ, làm chúng ta liên tưởng đến những cô gái dũng cảm, tràn đầy nhiệt huyết, sức sống tham gia cách mạng để giành lại độc lập cho đất nước. 

Áo bà ba
Áo bà ba

Vì vậy cho nên, chiếc áo ấy mang một giá trị văn hóa tinh thần và đã chứng kiến qua biết bao nhiêu là sự kiện, dấu tích lịch sử oai hùng của dân tộc ta. Là một trang phục vừa toát lên vẻ đẹp đơn sơ, giản dị, chất phát của người nông dân, vừa là một trang phục gợi nhớ đến hình ảnh của các vị anh hùng đã hi sinh để có được một đất nước độc lập, tự chủ và hòa bình như ngày hôm nay. 

Thấu hiểu, cảm nhận được những giá trị thiêng liêng và những dấu ấn lịch sử khó phai mà chiếc áo này mang lại, áo bà ba được công nhận là một di sản văn hóa Việt Nam chứa đầy những dấu tích hòa hùng của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để tôn vinh nét đẹp của chiếc áo cánh, tại Hậu Giang đã tổ chức Festival Áo bà ba 2023 để nhìn nhận lại những đóng góp có giá trị về mặt văn hóa và tinh thần của chiếc áo này để lại. 

Chúng ta có thể thấy rằng, áo bà ba ngày nay đã đóng một vai trò cực kỳ quan trong về rất nhiều mặt của đất nước. Chiếc áo này còn được góp mặt trong các cuộc thi sắc đẹp có tên tuổi trên thế giới. Vì vậy, hãy cùng chung tay nhau để bảo vệ, giữ gìn và phát triển chiếc áo mang đậm nét nhân dân Việt Nam, để sau này, khi nhìn lại, chiếc áo ấy vẫn là một trong những trang phục tuyệt vời nhất của đất nước. 

Share post:

Subscribe

spot_img

Popular

More like this
Related

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Hot Trend Tại Đà Lạt

1. Đà Lạt - Thành Phố Ngàn Hoa: Đà Lạt,...

Du Lịch Sài Gòn: Hành Trình Khám Phá Sôi Động Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

1. Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh: Sài...